-
Được gia hạn thời hạn nộp thuế (GTGT, TNDN) và tiền thuê đất 5 tháng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc ngành nghề, lĩnh vực và doanh nghiệp nhỏ - siêu nhỏ theo quy định tại Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020, cụ thể: Thuế GTGT (từ kỳ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020 hoặc quý I, quý II năm 2020), Thuế TNDN (quý I, quý II kỳ tính thuế năm 2020 và 20% còn phải nộp kỳ tính thuế năm 2019) và tiền thuê đất kỳ đầu năm 2020. Cục Thuế cũng xin lưu ý quý doanh nghiệp các loại thuế được gia hạn nộp thuế theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP sẽ đến hạn nộp trong tháng 9/2020, gồm:
- Thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 3/2020 nộp chậm nhất là ngày 20/9/2020;
- Thuế TNDN tạm nộp quý 1/2020 nộp chậm nhất là ngày 30/9/2020.
- Được giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, tổ chức đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ;
- Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng theo Nghị quyết số 116/2020/QH14 ngày 19/6/2020.
- Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định các bên có quan hệ liên kết;
- Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
- Công ty A là đối tượng nộp thuế TNDN theo phương pháp kê khai, nếu có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thì công ty A thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 68/2020/NĐ-CP. Do đó, việc chi trả lãi tiền vay phát sinh trong kỳ được trừ (bao gồm cả lãi vay ngân hàng và các tổ chức, cá nhân khác) khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thuộc trường hợp áp dụng quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 68/20202/NĐ-CP);
- Trường hợp công ty A không có quan hệ giao dịch liên kết với các bên có giao dịch liên kết thì chi phí lãi vay, công ty A không bị khống chế theo quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
- Trường hợp Công ty chuyển cơ quan thuế quản lý từ Cục Thuế Đồng Nai đến Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành thì công ty thực hiện nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (mẫu BC26/AC) kèm bảng kê chi tiết hóa đơn của tổ chức, cá nhân đến thời điểm quyết toán hóa đơn (mẫu BK02/AC) với cơ quan thuế nơi chuyển đi là Cục Thuế Đồng Nai và gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu BK01/AC) và thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn (mẫu TB04/AC) đến cơ quan thuế nơi chuyển đến là Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh.
- Trường hợp phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót thì người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra;
- Trường hợp cơ quan thuế đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở công ty thì công ty vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi vi phạm theo quy định tại Luật Quản lý Thuế.
- Công ty được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2017, 2018 để xác định lại chi phí lãi vay được trừ, số thuế TNDN phải nộp tương ứng (nếu có) và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 01/01/2021. Trường hợp công ty có số tiền thuế TNDN, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế TNDN năm 2020. Nếu năm 2020 không bù trừ hết thì được bù trừ vào thuế TNDN phải nộp 5 năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 5 năm kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.
37 câu hỏi thường gặp về Luật Quản Lý Thuế số 38 - Mới nhất.
Qua bài này, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi thường gặp về Luật Quản lý thuế số 38 được áp dụng thử nghiệm tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Câu hỏi 1: Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 quy định thời hạn là từ 01/11/2020, nhưng Luật Quản lý thuế số 38/QH14/2019 quy định từ 1/07/2022. Vậy thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử có được dời đến 01/07/2022? Hiện nay có bắt buộc áp dụng quy định về hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP không? (Anh Võ Dũng)
>> Trả lời:
Luật Quản lý thuế số 38/QH14/2019 quy định về việc áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/11/2018. Cơ sở kinh doanh và cơ quan thuế có thời hạn 24 tháng (từ ngày 1/11/2018 đến ngày 1/11/2020) để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để người nộp thuế có thể đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, thì trong khi cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 thì vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.
Khi có Nghị định mới thay thế Nghị định số 119/2018/NĐ-CP thì công ty thực hiện theo Nghị định mới ban hành.
Câu hỏi 2: Công ty chúng tôi đang sử dụng hóa đơn điện tử, trong quá trình sử dụng chúng tôi hiện đang có thắc mắc về việc: “Hiện nay có được lập bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra kèm theo hóa đơn điện tử hay không?”, mong Cục Thuế giải đáp. (Chị Hạnh)
>> Trả lời:
Căn cứ theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 và Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Tổng Cục Thuế, theo đó hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không bị giới hạn về số dòng trên một tờ hóa đơn nên hóa đơn điện tử không lập kèm bảng kê.
Câu hỏi 3: Công ty chúng tôi là doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa đang sử dụng HĐĐT, phần lớn đối tượng khách hàng là các cá nhân không có nhu cầu lấy hóa đơn, như vậy trong kỳ, chúng tôi có thể tổng hợp và xuất chung 1 hóa đơn cho các đối tượng trên hay không? (Chị Hạnh)
>> Trả lời:
Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014, trường hợp công ty bán hàng hóa nếu giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng/lần, khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày công ty lập một hóa đơn điện tử ghi số tiền bán hàng hóa trong ngày theo hướng dẫn của Thông tư 39/2014/TT-BTC. Trường hợp giá trị hàng hóa từ 200.000 đồng/lần trở lên và khách hàng không lấy hóa đơn thì công ty vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn”.
Câu hỏi 4: Xin Cục Thuế giải đáp những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn sẽ triển khai trong năm 2020. Xin cảm ơn! (Anh Quốc)
>> Trả lời:
Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp triển khai từ năm 2020 bao gồm:
Câu hỏi 5: Tôi là đại diện pháp luật - chủ 1 công ty TNHH A, đồng thời tôi có góp vốn kinh doanh vào 1 công ty TNHH B khác, số vốn góp 30% giá trị vốn đăng ký tại công ty B. Tại công ty A tôi có thực hiện vay vốn tại ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (không liên quan đến công ty B) và phát sinh lãi vay hàng tháng. Vậy chi phí lãi vay này có hợp lệ hay không & có bị khống chế theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP? Rất mong quý cơ quan thuế tư vấn & giải đáp giúp công ty chúng tôi thực hiện tốt. (Anh Hòa)
>> Trả lời:
Căn cứ pháp lý:
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp này sẽ được giải quyết như sau:
Câu hỏi 6: Công ty tôi hiện có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, có thành lập các chi nhánh hạch toán phụ thuộc tại các tỉnh, thành khác thì khi điều chuyển hàng hóa cho các chi nhánh, công ty chúng tôi sử dụng hóa đơn hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ? (Anh Võ Dũng)
>> Trả lời:
Trường hợp công ty theo trình bày có trụ sở chính tại TP.HCM có thành lập các chi nhánh hạch toán phụ thuộc tại các tỉnh, thành khác thì khi điều chuyển hàng hóa cho các chi nhánh, công ty có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn chứng từ (hóa đơn GTGT hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ) theo hướng dẫn tại Điểm 2.6 Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Câu hỏi 7: Công ty chúng tôi chuyển cơ quan thuế quản lý từ Cục Thuế Đồng Nai sang Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, như vậy chúng tôi cần thực hiện những thủ tục gì để có thể tiếp tục sử dụng hóa đơn đã thông báo phát hành tại Cục thuế Đồng Nai nhưng chưa sử dụng hết? (Chị Hạnh)
>> Trả lời:
Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 sửa đổi Khoản 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính:
Câu hỏi 8: Công ty chúng tôi đã thực hiện thông báo phát hành hóa đơn theo quy định và đã được cơ quan thuế chấp thuận cho phép sử dụng, tuy nhiên, hiện nay do để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh công ty chúng tôi có thay đổi tài khoản ngân hàng, khác với tài khoản ngân hàng trên hóa đơn mẫu khi thực hiện phát hành. Như vậy chúng tôi có cần thay đổi mẫu hóa đơn và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lại hay không? (Anh Quốc)
>> Trả lời:
Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014: Do tiêu thức số tài khoản không phải là nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính, do đó công ty không cần thiết thay đổi mẫu và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lại.
Câu hỏi 9: Tôi nghe nói, Luật Quản lý Thuế giới hạn lại thời hạn người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ thuế, cơ quan Thuế giải đáp giúp. Nếu cơ quan thuế đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của công ty thì công ty có được khai điều chỉnh, bổ sung hồ sơ khai thuế không? (Anh Võ Dũng)
>> Trả lời:
Theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019:
Câu hỏi 10: Cơ quan thuế được quyền kiểm tra thuế tại công ty tôi trong thời gian bao lâu? (Anh Võ Dũng)
>> Trả lời:
Theo quy định tại Điều 110 Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019: Thời hạn kiểm tra thuế không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế (được xác định trong quyết định kiểm tra) và được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
Câu hỏi 11: Trong năm 2017, 2018 công ty tôi có phát sinh mua bán hàng hóa với các bên giao dịch liên kết và khi quyết toán thuế TNDN năm 2017, 2018, công ty đã xác định lại chi phí lãi vay và khống chế theo tỷ lệ 20% trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ. Đến nay cơ quan thuế chưa kiểm tra quyết toán thuế năm 2017, 2018. Vậy, công ty có được điều chỉnh chi phí lãi vay theo quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP của Chính phủ không? Nếu được điều chỉnh thì phát sinh số thuế TNDN nộp thừa, vậy công ty có được hoàn lại số thuế TNDN nộp thừa đó không? (Anh Hòa)
>> Trả lời:
Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, quy định như sau: