- Quan điểm trả lương của doanh nghiệp: trả lương để kích thích tinh thần làm việc thì số bậc lương ít, trả lương theo quan điểm quân bình thì số lượng bậc lương nhiều.
- Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu và mức lương tối đa tương ứng với mỗi công việc, ngành nghề.
- Yêu cầu về đào tạo, mức độ phức tạp của công việc: tính chất công việc càng đơn giản thì số bậc càng nhiều, công việc càng phức tạp thì số bậc càng ít.
- Đối tượng được nâng bậc lương
- Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
- Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
- Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động
Bậc lương là gì? Quy chế nâng các bậc lương trong doanh nghiệp
1. Bậc lương là gì?
Là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động: ngạch lương 6 bậc, 7 bậc,…. Mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định. Thông thường, số lượng bậc lương trong mỗi ngạch lương dao động từ 5 – 10 bậc.
Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó. Điều này để tạo nên sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, công bằng và kích thích nhân viên.
Số lượng bậc lương phụ thuộc vào các yếu tố sau:
2. Mức lương tối thiểu từng vùng
Căn cứ theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng – Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Căn cứ theo Điều 3 của Nghị định 90/2019/NĐ-CP:
a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục năm 2005;
c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật dạy nghề;
d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
4. Điều kiện xét nâng bậc lương
Căn cứ tại Mục 4 thông tư 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương, quy định về điều kiện xét để nâng bậc lương hàng năm như sau:
– Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết;
– Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp;
– Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 1,78 , có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1,78 trở lên; đối với công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận.
5. Quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp
Quy chế nâng bậc lương phải có các nội dung sau:
Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương, hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động. Và công bố công khai trong doanh nghiệp
Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thực hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
6. Trường hợp được xét tăng lương từ ngày 01/01/2019
(1) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 có mức lương hiện hành thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới (mức lương tối thiểu vùng 2019).
(2) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2019 có mức lương hiện hành bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới nhưng được người sử dụng lao động xem xét nâng lương cho phù hợp với thang lương, bảng lương mới của doanh nghiệp.
Nâng bậc lương không khó, điều người lao động cần cố gắng chính là nâng ngạch lương. Do đó, làm sao để có thể vươn tới bậc lương, ngạch lương cao hơn, buộc nhân viên phải nỗ lực học tập , tích lũy kinh nghiệm. Phấn đấu không ngừng để thi lên ngạch hay để thăng tiến ở vị trí cao hơn.