Tiền xăng, phụ cấp đi lại có tính thuế TNCN không?

    Tiền xăng, phụ cấp đi lại có tính thuế TNCN không?

    1. Văn bản quy định tiền xăng, phụ cấp đi lại

    Theo khoản  2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Quy định Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN đã được quy định khá chi tiết:

    “2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

    a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

    đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công. Do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

    đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,…cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

    đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện:

    Mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế tndn theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

    đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: Mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài ”

    Và theo Công văn số 2192/TCT-TNCN được tổng cục Thuế ban  hành vào ngày 25/5/2017:

    Tiền xăng, phụ cấp đi lại có tính thuế tncn không?

    2. Tiền xăng, phụ cấp đi lại có tính thuế TNCN không?

    Theo đó: chi phí xăng xe cho người lao động theo mức cố định hàng tháng để phục vụ cho việc đi lại của cá nhân. Không phải đi công tác thì khoản khoán chi phí xăng xe này không được miễn thuế TNCN.

    Vì:

    – Các khoản thu nhập bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do DN trả. Mà người lao động có được dưới mọi hình thức thì sẽ bị tính thuế TNCN

    – Tại điểm đ4, khoản 1, điều 2 của thông tư 111/2013/TT-BTC chỉ quy định: Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,…cao hơn mức quy định hiện hành. Mà lại không nhắc đến khoản tiền xăng xe hay phụ cấp đi lại.

     

    Tuy nhiên nếu là khoản  hỗ trợ  xăng xe đi lại trong quá trình công tác. (Đây là khoản công tác phí) thì được miễn thuế TNCN nhưng phải theo mức quy định của DN.

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn